Bạn không làm nhiều việc cùng lúc được đâu. Đừng cố!
Updated: Nov 30, 2020

Chuyện là mình tham gia một số lớp huấn luyện kỹ năng, kể cả một số bạn bè quanh mình, thường thuyết phục mình rằng chúng ta có thể đa nhiệm (multitask - làm nhiều việc cùng lúc) và chúng ta cần phải củng cố kỹ năng này.
Thú thật trước kia mình cũng tin vậy. Mình còn tin là người nữ thì làm đa nhiệm tốt hơn người nam.
Nhưng sau đó, có một đứa bạn chia sẻ, rằng trong một video hắn xem trên Discovery Channel, các nhà khoa học chứng mình rằng, con người ta không thể làm việc đa nhiệm -làm nhiều thứ cùng lúc - được. Tôi há hốc miệng: Thế nam nữ có khác nhau trong vụ này không? - Hắn đáp không.
Con người chỉ rút mình ra khỏi việc A để nhảy vào việc B và cứ như vậy, liên tục cho việc C hay quay lại việc A. Não người không xử lý 2 việc cùng lúc được. Tuy nhiên, khả năng nhảy từ việc này sang việc kia của người nữ sẽ tốt hơn và do đó, người nữ chúng ta có thể chuyển từ việc này sang việc khác nhanh hơn người nam. Nhưng bù lại, khi đó, sự tập trung thì không thể như người nam được.
Trong một bài viết của Harvard Buisness Review cũng đề cập về vấn đề này:
"Theo các nghiên cứu khoa học về nhận thức từ nửa thế kỷ qu,a và các nghiên cứu gần đây về Đa Nhiệm cho thấy, rằng những người làm việc theo kiểu này hoàn thành được ít việc hơn và dễ bị thiếu sót thông tin. Sau khi phân tán sự tập trung sang những công việc khác, chẳng hạn như check mail, ta cần trung bình 15 phút để thiết lập lại sự tập trung vào công việc ban đầu. Năng suất làm việc có thể giảm tới 40%. Điều này sẽ gây khó khăn cho việc hình thành trí nhớ dài hạn và khả năng sáng tạo - một kỹ năng được hình thành bởi việc ghi nhớ, liên tưởng nhiều và độc đáo - sẽ bị thuyên giảm.
Có đến hàng tỷ nơron và cả nghìn tỷ các liên kết trong bộ não chúng ta, nhưng nó không có nghĩa là ta có khả năng làm nhiều việc cùng một lúc đâu.
Đáng buồn, là làm việc đa tác vụ là điều không thể, một kết quả không hề giống như chúng ta nghĩ. Ta chỉ đang cố gắng chuyển-đổi-liên-tục giữa các tác vụ đó.
Bộ não sẽ chọn lựa thông tin mà nó muốn xử lý. Ví dụ, nếu bạn đang tập trung nghe, thì khả năng thị giác sẽ ít linh hoạt hơn, vì thế khi bạn vừa nói chuyện với khách hàng vừa làm việc trên máy tính, bạn khó có thể lắng nghe được khách hàng của bạn đang nói gì".
Não người không được thiết kế để làm việc đa nhiệm. Tại sao chúng ta vẫn đang làm điều đó?
"Bộ não chúng ta được liên kết để phản hồi mạnh mẽ với các thông điệp mang tính xã hội, thông qua lời nói hoặc không có lời nói.
Việc nhận biết và cải thiện tình trạng của chúng ta, mở rộng nhận thức của tập thể nhóm, là rất quan trọng với chúng ta, và kết quả là những thông tin giúp ta thực hiện điều đó, thường được bộ não xử lý một cách tự động, cho dù chúng ta đang cố gắng hướng sự tập trung của mình vào việc khác.
Những thứ gây mất tập trung từ xa, như thông báo mới từ Twitter hay Email, được hỗ trợ bởi công nghệ, thường sẽ không nhận biết được nhu cầu hiện tại của chúng ta là gì.
Người ta gọi điện cho bạn trong lúc bạn làm việc, gửi email và các tin nhắn mà không thể biết được bạn đang bận rộn với mớ công việc bạn đang làm. Kết quả là, tất cả mọi giao tiếp từ khắp mọi nguồn đều đáng quan trọng và khiến bạn gác việc chính của mình qua một bên.
Bên cạnh đó, khát khao được biết nhiều hơn về thế giới ngoài kia khiến ta cảm thấy thoải mái. Chúng ta có xu hướng tìm những thông tin xác thực và ủng hộ cho những thứ ta đã tin chắc là đúng đắn. Càng nhiều nguồn thông tin xác nhận thứ chúng ta tin là đúng, ta càng tự tin hơn với lựa chọn của mình. Nhưng nghịch lý,là càng hấp thu nhiều thông tin, chúng ta càng cảm giác khó chịu, vì trong số đó thể nào cũng có thông tin trái chiều.
Kết quả là, ta lại tìm kiếm thêm nhiều chứng cứ xác thực hơn cho những điều từ ban đầu ta tin là đúng". haha
Chúng ta có thể làm gì nhỉ?
"Dĩ nhiên là những nhu cầu về công nghệ sẽ không mất đi. Vậy bạn tự hỏi, tôi có thể làm gì để tránh bị quá tải?
1. Đầu tiên, hãy cố gắng để hoàn thành từng công việc một, và chỉ dành sự tập trung cho công việc ấy đến khi hoàn thành. Nhưng nếu sự tập trung bắt đầu bị phân tán (thường là sau khoảng 18 phút), bạn có thể chuyển sang một công việc mới, nhưng nhớ ghi chú nơi bạn dừng lại với công việc cũ nhé! Sau đó, hãy dồn tất cả sự tập trung cho công việc mới - lâu nhất bạn có thể.
2. Thứ hai, hãy biết khi nào nên khóa cánh của của mình lại.
Người xưa thường khóa cửa để tập trung trong nhà làm một việc gì đó (tránh người ngoài vào nhà gây xao nhãng). Còn bạn, hãy làm điều tương tự với các thiết bị điện tử của mình, nếu bạn quyết tâm trở thành người làm việc có năng suất và sáng tạo hơn!
Hãy tự đặt ra một khoảng thời gian và cho mọi người biết bạn đang tập trung xử lý các công việc của mình.
3. Thứ ba, hãy chấp nhận rằng không phải thông tin nào cũng cần thiết.
Hãy cân nhắc kiểu giao tiếp nào đáng để xen ngang vào công việc bạn đang làm, và những thông tin mới nào mà bạn cần để tìm hiểu thêm. Khi tìm kiếm trên Google, hãy tự hỏi bản thân đường link bạn sắp nhấp vào có củng cố những quan điểm mà bạn đã tin tưởng hay đối nghịch với những niềm tin ấy.
Tương tự, nhận biết sự khác nhau giữa các trang mạng xã hội, cái nào sẽ củng cố những lựa chọn của bạn và từ đó khiến bạn cảm thấy tốt đẹp, và những nguồn kiến thức, có thể sẽ cho bạn góc nhìn khác hẳn với những gì bạn tin tưởng, từ đó sẽ giúp bạn ra quyết định tốt hơn".
Tiến sĩ Paul Atchley, Phó giáo sư Tâm lý học nhận thức tại Đại học Kansas
---
Xem thêm:
Your brain on multitasking (não của bạn khi làm việc đa nhiệm)
Multitasking is Killing Your Brain (Làm việc đa nhiệm sẽ giết chết não bạn)


Lược dịch: Châu Nguyễn Edit: Hoang Linh